top of page
  • Writer's pictureKen Pham

The DOET #3 - Thùng rác nắp lật

Updated: Nov 7, 2021

Phúc Long là nơi tôi khá thích lui tới để làm việc, hay để nhâm nhi dư vị của những trải nghiệm đã qua. Vị trà của quán là tác nhân chính khiến ví tiền tôi chảy máu khá nhiều. Trà sữa và Hồng trà rất hợp khẩu vị của tôi. Nhưng có 1 điều mà tôi thắc mắc và chưa hài lòng trong đợt uống vừa rồi ở quận 7, đó là chiếc thùng rác nắp lật này.

Thoạt nhìn có vẻ bình thường, nhưng điểm làm tôi chú ý là hướng lật của nó. Cụ thể hơn, đây là lúc tôi đi về. Cầm trên tay ly Hồng trà của mình, tôi đi tới thùng rác và đặt nó vào vị trí như hình dưới đây:

Cuộc vứt rác bất thành, rồi sau đó trót lọt khi tôi chuyển sang bỏ ly vào hướng Tây của nắp thùng

Đây là điểm tôi không hài lòng ban đầu. Hầu hết những thùng rác nắp lật đều có hướng lật theo chiều dọc (chiều dọc của chữ "Paper"), tức nó sẽ lật ở hướng người vứt rác đang đi tới. Để hiểu được vì sao như vậy, ta cần nhìn lại lịch sử hình thành của thùng rác.

 

Lịch sử của thùng rác

Nhu cầu vứt rác

Việc "vứt rác" ở 1 nơi nào đó đã là việc thường ngày cách đây hàng ngàn năm [0]. Tổ tiên chúng ta thời sống lượm nhặt, vứt rác bằng cách...vứt rác, theo nghĩa đen, là vứt ở 1 nơi nào đấy. Thời hiện đại cũng thế, "Job To Be Done" vẫn không thay đổi. Ta vẫn cần để rác ở trong thùng rác, ở 1 nơi cụ thể để chúng được thu gom. Điểm khác biệt duy nhất chỉ là ở chất liệu của các vật thể trong rác, khi với người vượn, đó là các chất có thể phân hủy được như thức ăn thừa, thêm các đồ vật săn bắt bỏ đi, còn với chúng ta thì đa dạng hơn, mà thông thường là chất đầy bao nhựa.


Chiếc thùng rác "hiện đại" đầu tiên

Tôi tin rằng chiếc thùng rác đầu tiên đã có mặt từ rất lâu. Bất cứ vật thể nào dùng để lưu trữ rác, đều có thể được gọi là thùng rác. Tuy nhiên, vật thể gắn liền với sự phát triển của nhân loại cũng như được sử dụng rộng rãi trong 1 hệ thống bao gồm thu gom và xử lý rác, là chiếc thùng được giới thiệu lần đầu vào năm 1875 ở nước Anh [1] dưới đây.


 

Kết luận về thiết kế

Kết quả của việc vứt rác là nó sẽ nằm yên 1 chỗ nào đấy. Và dù bất kể chỗ nào, thì đều phải nằm trên mặt đất. Và mặt đất, thì có trọng lực.

Vì vậy, hướng đi của rác đến mặt đất tự nhiên nhất sẽ là từ trên cao rơi xuống. Đây là lý do vì sao lỗ thùng rác được đặt ở trên bề mặt của thùng (một biến thể khác là nằm ở mặt đứng của thùng, nhưng nguyên tắc là nó nên gần chiều tay với của con người nhất có thể để thuận tiện khi ném).

 

Hãy cùng quay về câu chuyện ở Phúc Long.

Với hướng lật được đặt như trên hình, khi tiến đến thùng, thay vì có thể bỏ vào ngay điểm nằm trên đường đi của mình, tôi phải dịch tay sang phải hoặc trái để bỏ ly vào. Tuy chỉ là 1 điểm nhỏ về thiết kế, nhưng cá nhân tôi thấy 1 giây chuyển tay ấy không khỏi khiến tôi hơi khó chịu.


Nhưng, khi nhìn qua bên phải, tôi thấy một cái nắp khác, và nó được lật ở hướng mà tôi kỳ vọng. Chạm tay vào vành nắp thùng, tôi thấy nó có thể dịch chuyển theo đường tròn. Điều này khiến sự khó hiểu của tôi lớn hơn...


"Fail to design" hay "Design to fail"?

Như những giả thuyết nãy giờ, bản thân tôi đang khẳng định đây là một lỗi thiết kế, "fail to design". Nhưng liệu nó có thực sự là một lỗi?


Điều khiến tôi đặt câu hỏi ngược lại bản thân, là hướng tôi tiến tới thùng rác ban đầu, là cùng chiều dọc với hướng lật Tây mà tôi cho là lỗi ấy.

Hiểu đơn giản, hướng lật của 2 nắp thùng đều được đặt đúng hướng di chuyển của người dùng, nếu dựa vào thiết kế đúng của thùng rác tôi đã nêu ra. (Design to fail?)


Tôi cho rằng có thể đây là một sự vô tình khi ai đó đã xoay hướng nắp sang hướng mặc định của nó, nhưng nếu "cố tình" thì việc làm này sẽ là một điểm cho thấy sự tinh tế về thiết kế đằng sau.


Nhẹ nhàng thế thôi. Cảm ơn mọi người đã đọc. Có gạch đá gì cứ ném cho tôi ở dưới phần bình luận nhé. Tạm biệt và cuối tuần vui vẻ!

 

Nguồn tham khảo


14 views

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page